Trước khi chết, Bàng Thống để lại 8 chữ, Gia Cát Lượng nhận ra “số phận” của Thục Hán

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu nói trước khi qua đời của Bàng Thống rốt cục là gì mà có thể khiến một người mưu lược như Gia Cát Lượng đau xót nhận ra kết cục của Thục Hán?
Trước khi chết, Bàng Thống để lại 8 chữ, Gia Cát Lượng nhận ra “số phận” của Thục Hán
Bàng Thống được đánh giá là mưu sĩ có tài trí ngang với Gia Cát Lượng.

Tam Quốc (220 – 280) được biết đến là một trong những thời kỳ hỗn loạn và đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sự hỗn loạn đến từ các cuộc giao tranh giữa những phe phái, đứng đầu là ba thế lực Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Những cuộc đấu trí bằng cách giao tranh ngoại giao và quân sự giữa ba quốc gia này tạo nên những cuộc chiến liên miên.

Thời thế tạo anh hùng. Nhìn lại Tam Quốc, trong vài thời điểm quan trọng, đã có một số quốc gia nắm trong tay cơ hội thống nhất thiên hạ. Tiếc rằng, có những việc ngoài ý muốn đã xảy ra khiến họ vuột mất cơ hội này.

Đặc biệt, nếu một số anh hùng, mưu sĩ cốt cán lúc đó không qua đời sớm thì có lẽ cục diện của Tam Quốc sẽ thay đổi.

Một trong những mưu sĩ ra đi để lại sự nuối tiếc ấy chính là Bàng Thống, người được đánh giá là tài năng ngang ngửa bậc kỳ tài như Gia Cát Lượng.

Thủy Kính tiên sinh, tức Tư Mã Huy, người được biết tới là một trong những danh sĩ nổi danh bậc nhất vào những năm cuối thời Đông Hán, đã có đánh giá nổi tiếng về hai mưu sĩ lẫy lừng này. Đó là: "Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an định thiên hạ".

Bàng Thống tài năng ngang với Gia Cát Lượng

Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ, là mưu sĩ tài năng của Lưu Bị thời Tam Quốc. Trong phần "Bàng Thống, Pháp Chính truyện" của Tam Quốc chí, Bàng Thống là người ở Nam Quận thuộc Kinh Châu. Ông được người đời ca tụng là mưu sĩ tài năng sánh ngang Gia Cát Lượng.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống chính là ngoại hình. Ông được mô tả là người có dung mạo rất xấu xí.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tài năng của Bàng Thống bộc lộ khi trợ giúp Chu Du chiến thắng trận Xích Bích. Theo đó, Bàng Thống giúp Chu Du bằng cách đánh lừa Tào Tháo để đại quân nối những thuyền chiến lại với nhau bằng xích sắt, tránh cho quân lính (phần lớn không quen thủy chiến) đỡ bị say sóng.

Điểm yếu này giúp Chu Du tận dụng hỏa công để thiêu cháy các thuyền chiến của quân Tào nhanh hơn. Nhờ vậy, quân Tào phải chịu thất bại.

Sau khi Chu Du chết, Tôn Quyền không trọng dụng, nên Bàng Thống quyết định theo Lưu Bị.

Sau này, khi Chu Du chết, Bàng Thống đưa tiễn linh cữu về Giang Đông và làm mưu sĩ cho Lưu Bị. 

Bên cạnh đó, khi Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong vòng nửa ngày đã giải quyết hết toàn bộ công việc 100 ngày của một huyện. Điều này khiến Lưu Bị kinh ngạc, hối hận và đích thân tới huyện để tạ lỗi với Bàng Thống, phong ông làm Quân sư trung lang tướng. Ông chính là mưu sĩ góp công lớn giúp Lưu Bị đoạt được Ích Châu từ Lưu Chương.

Năm 211, Bàng Thống đã dâng lên ba mưu kế cho Lưu Bị nhằm chiếm Ích Châu. Cụ thể, kế thứ nhất, ngầm tuyển tinh binh và hành quân ngày đêm để tập kích vào Thành Đô. Do Lưu Chương không hiểu quân sự, lại không phòng bị với Lưu Bị, vậy nên có thể lấy được Ích Châu trong 1 năm. Đây là thượng sách.

Kế thứ hai, phao tin Kinh Châu có việc nên phải quay về, đồng thời dụ hai tướng Tây Xuyên là Dương Hoài, Cao Bái (đang trấn giữ Bạch Thủy) tới giết chết và sau đó chiếm quân lính để đánh Thành Đô. Đây là trung sách.

Kế thứ ba, quyết định lui binh về thành Bạch Đế để chờ thời cơ hành động. Đây là hạ sách.

Sau cùng, Lưu Bị lại chọn trung sách và cho rằng mưu kế này rất ổn thỏa.

Đến năm 214, trong khi Trương Phi và Gia Cát Lượng đánh đến phía Đông và phía Bắc của Thành Đô, Triệu Vân phá được quận Kiện Vi, Lưu Bị cùng Bàng Thống chia đường để tấn công Lạc Thành. Đáng tiếc, Bàng Thống đã mất mạng do bị trúng phải tên độc bởi quân của Trương Nhiệm mai phục ở gò Lạc Phượng. Bàng Thống qua đời khi còn rất trẻ, bấy giờ mới có 36 tuổi.

8 chữ cuối cùng của Bàng Thống là gì?

Bàng Thống chết vì trúng phải tên độc.

Trước khi tử trận vì trúng tên độc, Bàng Thống đã nói thật to 8 chữ này: "Hôm nay ta chết, đó là ý trời".

Thoạt đầu nghe, nhiều người cho rằng câu nói này cho thấy sự không cam tâm của Bàng Thống. Ông là một nhân tài hiếm có, tiếc rằng phải ra đi khi chưa cống hiến được nhiều.

Nghe tin Bàng Thống tử trận, Lưu Bị rất đau buồn vì mất đi một mưu sĩ tài giỏi. Tuy nhiên, người có thể hiểu được lời trăng trối của Bàng Thống chỉ có Gia Cát Lượng.

Ngụ ý bên trong câu nói này đã khái quát được toàn bộ cục diện của Thục Hán khiến Gia Cát Lượng không khỏi xót xa. Đó là Lưu Bị không thể thu phục được thiên hạ, phục hưng Hán thất nữa. Đây là ý trời đã định.

Với tài năng của mình, Bàng Thống đã nhìn thấu tình hình thời cuộc khi đó. Giữa thời đại loạn, chư hầu khắp nơi nổi lên tranh cứ, điểm yếu lớn nhất chính là lòng nhân nghĩa và tình cảm. Vừa muốn có được thiên hạ nhưng lại không muốn tổn hại đến tình cảm, đó có lẽ là lý do vì sao Lưu Bị đánh mất cơ hội vàng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Bàng Thống không mất sớm, Gia Cát Lượng được điều đến Kinh Châu thì lịch sử có thể đã thay đổi và kết cục của nhà Thục Hán cũng sẽ khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật