Từ 1/7 tới đây, có 2 ngành được tăng lương đầu tiên và nhiều nhất: Ai cũng cần nắm rõ

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ 1/7/2024, lương của viên chức giáo dục và y tế sẽ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung, vừa thể hiện ưu đãi đối với các ngành này
Từ 1/7 tới đây, có 2 ngành được tăng lương đầu tiên và nhiều nhất: Ai cũng cần nắm rõ
Lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.

Nghị quyết 104/2023/QH15 đã chính thức chốt ngày 01/7/2024 là ngày thực hiện tổng thế chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Theo đó, từ 1/7/2024, lương của viên chức giáo dục và y tế sẽ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung, vừa thể hiện ưu đãi đối với các ngành này.

Hai ngành được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2024

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phương án cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công viên chức sẽ được tăng khoảng 30%, bao gồm lương cơ bản và phụ cấp.

Khi thực hiện cải cách tiền lương, lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác bởi việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Điều này được thể hiện qua:

- Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phần phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

- Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới

+ Đối với viên chức giáo dục: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

+ Đối với viên chức y tế: Tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP về việc triển khai chế độ trợ cấp, ưu đãi đối với cán bộ y tế dự phòng. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác dân số không nằm trong diện triển khai của Nghị định này.

Theo Bộ trưởng, sắp tới sẽ triển khai cải cách tiền lương, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, trong đó có đội ngũ làm công tác dân số, tạo mức phụ cấp cao nhất theo quy định để đảm bảo đội ngũ y tế có đủ điều kiện làm việc. Theo đề xuất từ nhiều đại biểu Quốc hội, khi cải cách tiền lương mức phụ cấp cao nhất đối với cán bộ y tế cơ sở có thể thay đổi để đủ điều kiện làm việc.

Như vậy, từ thông tin trên và theo tinh thần Nghị quyết 27 thì tăng mức lương mới của viên chức của 2 ngành giáo dục và y tế từ 01/7/2024 sẽ cao hơn mặt bằng chung khi cải cách tiền lương.

Bảng lương mới công chức viên chức từ 1/7/2024

Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Tại tiết 3.1, tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định rõ sẽ xây dựng 02 bảng lương mới công chức viên chức sau cải cách tiền lương như sau:

- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

Bảng lương mới công chức viên chức từ 1/7/2024

+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

+ Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật