Những điều tối kỵ khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu điều trị không đúng cách, trẻ mắc sốt xuất huyết dễ bị nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, rối loạn đông máu, tổn thương gan... thậm chí là t‌ử von‌g.
Những điều tối kỵ khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Dấu hiệu bệnh thường gặp ở trẻ lớn là trẻ đang chơi khỏe mạnh thì đột ngột sốt cao, uống thuốc sốt hạ có bớt nhưng sau đó sốt trở lại. Ảnh minh họa.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt cao:Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục kèm những triệu chứng như nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Khi bệnh tới ngày thứ 3-7, bệnh nhi có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Các biểu hiện có thể gặp là phù nề mi mắt, đau bụng, nôn, đau ngực, khó thở.

Nếu nặng hơn có thể có biểu hiện sốc: Vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, thân nhiệt có thể hạ đột ngột, tiểu ít. Các chấm xuất huyết xuất hiện rải rác dưới da hoặc ban xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím; có thể có ban dát ngứa.

Các triệu chứng khác: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen/có máu), xuất huyết phổi, não là biểu hiện cho thấy bệnh đã tiến triển rất nặng.

Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết

Khi thấy trẻ sốt cần đi khám để được chẩn đoán xem trẻ có bị sốt xuất huyết không. Ảnh: Internet.

Phụ huynh đôi khi nghĩ rằng con mình đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại. Thực tế, sốt xuất huyết hiện tại có 4 type virus Dengue gây bệnh, nên trẻ vẫn có thể bị sốt xuất huyết trở lại khi nhiễm type virus khác lần đầu.

Khi con bị sốt, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, báo cho nhân viên y tế bất kỳ khi nào nếu nhận thấy trẻ sốt quá cao.

Chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ:Phối hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprufen vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa. Ở một số nơi vẫn còn tập quán "cạo gió","cắt lễ" khi trẻ sốt. Việc làm này dễ khiến trẻ bị bầm da, chảy máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ dụng cụ cắt da. vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sin‌ּh l‌ּý 0,9%.

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như:Cháo, bột, sữa. Không cho trẻ dùng các loại thức ăn, nước uống có màu nâu/đỏ (coca, pepsi, dưa hấu, socola...) vì khó phân biệt khi trẻ có nôn ra máu.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) oresol, hydrit, hoặc nước cháo loãng...

Mặc quần áo phù hợp: Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm kín gió khi trẻ không sốt.

Các ngày nguy hiểm của sốt xuất huyết là ngày thứ 3 - 4 - 5 của bệnh. Giai đoạn này trẻ thường hết sốt, nhưng mệt hơn, ói, đau bụng hoặc có xuất huyết kín đáo. Đôi khi người nhà thấy trẻ hết sốt nên không đi khám bệnh, dẫn đến tình trạng nhập viện trễ, bệnh nặng. Theo dõi sát tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật