Căng thẳng Nga và phương Tây trong tình trạng “bên bờ vực chiến tranh”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bất chấp các nỗ lực đàm phán, căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây vẫn không có dấu hiệu giảm bớt khi chưa bên nào chịu nhượng bộ.
Căng thẳng Nga và phương Tây trong tình trạng “bên bờ vực chiến tranh”
Lực lượng vũ trang cùng các phương tiện quân sự bên ngoài một chốt canh gacs biên giới của Ukraine ngày 1/3/2014. Ảnh: Reuters

Mặc dù tuyên bố để ngỏ cánh cửa đàm phán nhưng việc tăng cường các hành động quân sự trên thực tế cho thấy Nga và phương Tây dường như đang ngày càng tiến dần đến miếng hố chiến tranh.

Chính phủ Nga hôm qua (27/1) khẳng định Mỹ không sẵn sàng giải quyết các lo ngại an ninh chính của nước này, kể cả là những vấn đề liên quan đến Ukraine. Theo Ngoại trưởng Sergey Lavrov, lập trường của Nga vẫn không thay đổi, coi việc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng hơn nữa sang phía Đông và triển khai vũ khí có thể đe dọa nước này là không thể chấp nhận được.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexei Zaitsev đã tiếp tục chỉ trích các nước phương Tây chính là nguyên nhân làm căng thẳng gia tăng:

“Rõ ràng căng thẳng quân sự sẽ giảm bớt nếu NATO rút lực lượng khỏi các nước Đông Âu. Đây là điều chúng tôi đang kêu gọi. Đây là một trong những vấn đề cơ bản trong đề xuất đảm bảo an ninh của chúng tôi với NATO”.

Cùng ngày, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Joe Biden tiếp tục tái khẳng định Mỹ sẵn sàng đáp trả quyết liệt nếu Nga có các hành động gây hấn. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tìm kiếm hỗ trợ kinh tế vĩ mô bổ sung để giảm bớt khủng hoảng kinh tế tại Ukraine.

Đánh giá về căng thẳng Nga - Ukraine, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cũng khẳng định, chính quyền Tổng thống Biden chưa thay đổi quan điểm về khả năng Nga có hành động quân sự nhằm vào Ukraine:

“Tôi muốn nhắc lại những điều đã nêu ra từ tuần trước, chúng tôi thấy có sự chuẩn bị và tăng cường lực lượng tại biên giới và một cuộc tấn công quân sự có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đánh giá của chúng tôi cho đến nay chưa thay đổi”.

Giới chức quân sự Mỹ hôm qua cho biết, một số đơn vị của hai sư đoàn đổ bộ đường không số 82 và 101 đang được đặt trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng triển khai đến châu Âu nếu căng thẳng Ukraine leo thang. Các đơn vị này nằm trong số khoảng 8.500 quân, bao gồm cả quân y, hậu cần, hỗ trợ hàng không, tình báo, trinh sát và cả lực lượng chiến đấu, có thể được triển khai trong vòng 5 ngày nếu tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương kích hoạt Lực lượng phản ứng NATO (NRF) để đối phó khủng hoảng.

Về phía Nga, nước này đang tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận quân sự lớn nhằm kiểm tra trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tại khu vực miền nam giáp với Ukraine và Bán đảo Crimea, hơn 6.000 quân, với nhiều xe tăng, pháo binh và 60 máy bay chiến đấu của Nga bắt đầu tập trận bắn đạt thật từ giữa tuần và chưa có thời điểm kết thúc. Bộ Quốc phòng Nga hôm qua cũng công bố nhiều hình ảnh tập trận của các đơn vị tên lửa phòng không S-400 tại khu vực miền trung nước này. Nga cũng tuyên bố sẽ cử một số đơn vị S-400 và máy bay chiến đấu sang Belarus tham gia tập trận trong tháng tới. Hơn 20 tàu chiến của Nga cũng bắt đầu vào Biển Đen tổ chức tập trận.

Mặc dù cả Nga và phương Tây đều khẳng định vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán nhưng các hành động trên thực tế cho thấy hai bên đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Với việc tập trung lực lượng, tăng cường triển khai quân đội, liên tục tổ chức diễn tập quân sự,… Nga và phương Tây đang đẩy nhau đến sát miệng hố chiến tranh. Với tình trạng đối đầu như hiện nay, có thể thấy rằng chỉ cần một hành động gây hấn nhỏ có thể khiến xung đột vũ trang quy mô lớn bùng phát

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật