Nỗi đau Covid-19 của người ở lại: Cậu Ba đi rồi, mợ Ba và “bé Long” phải biết làm sao…

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày cậu Ba mất, Long chạy đi tìm mẹ òa khóc. Dù không thể nhận thức được mọi việc nhưng với “bé Long“, chuỗi ngày hạnh phúc nhất là có cha mẹ cạnh bên.
Nỗi đau Covid-19 của người ở lại: Cậu Ba đi rồi, mợ Ba và “bé Long” phải biết làm sao…
29 tuổi, “bé Long“ vẫn như đứa trẻ lên 3

Cũng giống như hơn 17.000 gia đình khác tại TP.HCM, Long trở thành đứa trẻ mồ côi khi mất đi người thân yêu nhất. dịch Covid-19 đã cướp đi cậu Ba của "bé Long", dù đã 29 tuổi nhưng Long chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 khi suốt ngày ngọng nghịu đòi mẹ mua "cà kê".

Trong căn trọ chật hẹp, bà Bé lặng người nhìn lên di ảnh của người chồng quá cố, chốc chốc lại hướng mắt về đứa con khờ, xót xa.

"Long ở nhà không hà, Long lau nhà, giặt đồ cho mẹ, Long thương mẹ lắm. Long không làm mẹ buồn đâu", Nguyễn Phú Khải (29 tuổi, tên thường gọi bé Long) ngờ nghệch nói rồi cười mình ên.

Đứa con lai mang 2 dòng máu Pháp - Việt là kết quả cho tình yêu của bà Nguyễn Thị Bé (64 tuổi) và ông Nguyễn Trưng (tên Việt Nam, 72 tuổi). Trớ trêu thay, Long không giống như những đứa trẻ bình thường khác, dù cao lớn nhưng tâm thức của Long mãi dừng lại ở tuổi lên 3, chỉ biết nói cười, i a nhớ ba, gọi mẹ.

"Cậu Ba của Long mất rồi!"

Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèosố 424/55/5 đường Nguyễn Văn Luông (phường 12, quận 6), căn trọ chưa đầy 15m2 là nơi trú ngụ của bà Bé và đứa con trai khờ.

Căn trọ nhỏ nằm ở hẻm đường Nguyễn Văn Luông là nơi sinh sống của 2 mẹ con bà Bé

Đầu tháng 8, cả nhà bà bé nhiễm Covid-19, vì sức khỏe yếu, ông Trưng (tên thường gọi cậu Ba) được đưa vào bệnh viện để chữa trị, riêng 2 mẹ con bà Bé tự cách ly ở nhà. Trong những ngày cậu Ba nằm viện, bà Bé vẫn hi vọng cậu có thể khỏe mạnh quay trở về nhà. Nhưng đến khi nhận được điện thoại từ bác sĩ, cậu Ba đã đi rồi!

"Lúc đó chân cẳng mợ run hết, không biết nói gì nữa, dù cậu Ba lớn tuổi, cậu bệnh nhiều nhưng mà mợ không tin là cậu bỏ mợ và bé Long để ra đi", bà Bé ôm di ảnh chồng, bật khóc.

Bà Bé nấc nghẹn khi nhắc đến người chồng ngoại quốc...

Bà Bé không ngờ rằng dịch Covid-19 lại tàn khốc đến thế khi đã cướp đi người chồng hết mực yêu thương. Phải mất một thời gian lâu sau khi cậu Ba mất, bà Bé mới nhận được tro cốt của chồng rồi đem đi gửi vô chùa. Ngày cậu Ba về, bé Long cứ chạy lại nhìn cậu rồi khóc.

"Bé Long thấy cậu về, nó nhắc cậu suốt, nhưng mà giờ cậu mất rồi, mợ mới nói với bé Long con hãy để ba đi thanh thản. Long nhìn vậy chứ ngoan lắm, Long biết hết, Long không muốn mẹ buồn đâu", bà Bé thỏ thẻ.

Bà Bé tiều tụy sau nhiều đêm thức trắng vì nhớ chồng, thương con...

30 năm nên nghĩa vợ chồng, dù cậu Ba không được lanh lợi như những người đàn ông khác nhưng với bà Bé, được gặp gỡ và quen cậu Ba đã là cái duyên từ kiếp trước.

Cậu mợ gặp nhau khi còn làm việc tại chợ Phú Lâm, ngày đó cậu Ba hay sang giúp bà Bé làm những công việc nặng nhọc, lâu dần nảy sinh tình cảm. Bé Long ra đời trong tình yêu thương vô bờ bến của 2 vợ chồng. Nhưng rồi hạnh phúc vừa chớm nở đã vụt tắt, bé Long không như những đứa trẻ bình thường khác, Long bị thiểu năng trí tuệ. Dù có lớn đến đâu, đứa con trai duy nhất của cậu mợ vẫn là đứa trẻ lên 3, chỉ biết nói cười ngọng nghịu.

Long ngây ngô nhìn mọi vật xung quanh, ở tuổi 29, Long chỉ biết i a gọi mẹ và làm một ít việc nhà

Bà Bé kể lại thời điểm nhận được tin báo chồng đã t‌ử von‌g trong bệnh viện...

"Bé Long không nhớ gì hết, nói thì tiếng được tiếng mất vì đầu óc bé Long không bình thường. Hồi nhỏ mợ có cho bé Long đi học nhưng được 1 năm thì thầy cô trả về. Long từ đó ở nhà với cậu mợ, bé Long tuy khờ khạo nhưng ngoan lắm nên cậu mợ thương", nói đoạn, bà Bé nhìn về phía đứa con trai lớn, nước mắt chảy thành dòng.

"Cậu Ba đã đi xuống dưới rồi, cậu Ba sẽ không về với mợ và bé Long nữa. Mấy bữa nhớ cậu, bé Long khóc, mợ cũng khóc theo".

Long không có làm mẹ buồn đâu…

Sự ra đi đột ngột của cậu Ba khiến căn trọ nhỏ vốn đã hiu hắt nay còn ảm đạm hơn. Dù cuộc sống khổ cực, bà Bé vẫn luôn hết lòng chăm sóc yêu thương cậu Ba, chưa bao giờ bà nghĩ đến chuyện bỏ 2 cha con.

Những tấm vé dò, vé số là cần câu cơm giúp 2 mẹ con

Đôi bàn tay nhăn nheo của người phụ nữ lớn tuổi

Ngày trước, bà dắt cậu Ba đi bán vé số, vì cậu khờ khạo nên vé số cứ lạc hoài, nhiều lúc muốn giận cậu nhưng nghĩ đến nụ cười hiền khô, cái giọng ngô nghê của bé Long phụ họa khiến bà Bé mủi lòng, thương chồng con nhiều hơn.

Trong thâm tâm, bà chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ cha con bé Long lại một mình. Dẫu cho chồng con có ngờ nghệch, nhưng với bà, 2 cha con là tất cả trong phần đời còn lại của bà.

Căn phòng lạnh lẽo khi chỉ còn có 2 mẹ con bà Bé mà thiếu đi sự xuất hiện của ông Trưng

"Mợ cứ nghĩ mình sẽ cố gắng gồng gánh, nuôi bé Long, nuôi chồng đến khi nào nhắm mắt. Giờ thì cậu đã bỏ mợ đi rồi, hôm nay cầm vé số đi bán, mợ nghĩ đến cậu mà khóc. Mợ chỉ sợ một ngày nào đó, mợ bỏ bé Long mà đi, bé Long bơ vơ chẳng biết tính sao…", bà Bé nấc nghẹn.

Ở cái tuổi ngoài 60, sức khỏe của bà Bé cũng chẳng còn như trước, đôi chân gầy yếu chỉ giúp bà chầm chậm lê bước với vài chục tờ vé số. Góp nhặt mỗi ngày, bữa cơm của 2 mẹ con cũng chỉ có nước tương.

Bà Bé khóc cạn nước mắt khi nghĩ đến người chồng quá cố

Có lẽ sống trong cái khổ đã lâu, bà Bé cũng chẳng còn tha thiết mong mỏi một điều gì nữa. Tương lai, hi vọng của bà đều dành hết cho bé Long. Chỉ cần con trai khỏe mạnh, ngoan ngoãn, bà nguyện cả cuộc đời tần tảo nuôi con.

"Bé Long coi vậy chứ ngoan lắm, hồi sáng mợ đi bán vé số, bé Long ở nhà cắm cơm, mợ dặn là ở yên trong nhà, không dám đi đâu hết.

Điều mong muốn lớn nhất của bà Bé có lẽ là được nhìn thấy Long được khỏe mạnh, bình an

Trước có cậu còn hủ hỉ, giờ cậu đi rồi, chỉ còn 2 mẹ con nương tựa vào nhau. Nhiều đêm mợ giật mình dậy, thấy con nằm võng mà đứt ruột, phải chi bé Long như con người ta, mợ cũng yên lòng nếu nhắm mắt xuôi tay", bà Bé xúc động.

Nắm lấy đôi bàn tay mẹ, bé Long ngây ngô: "Long không có làm mẹ buồn đâu".

00:03:06

Dẫu cho, Long không tài giỏi như người khác, 29 tuổi đầu Long còn phải chờ mẹ đi chợ về nấu cơm, Long cũng chẳng thể kiếm tiền để nuôi mẹ. Nhưng mà, Long thương mẹ, thương mợ Ba của bé Long…

Cậu Ba đi rồi, thương mợ Ba và bé Long quá đỗi...

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11244
  1. Nguyên nhân số ca F0 tử vong ở TP.HCM vẫn cao
  2. Rút ngắn cách ly F0 còn 7 ngày: Hợp lý trong tình hình mới
  3. Chuyên gia: “Nên giảm thời gian cách ly F0 còn 7-10 ngày”
  4. Tin sáng 21-11: Thuốc Molnupiravir đã đến 34 tỉnh thành, sớm cấp thêm cho TP.HCM
  5. Người đàn ông mù tử vong nghi do COVID-19, sau 2 ngày mới phát hiện
  6. F1 ở TP.HCM cần làm những gì?
  7. TP.HCM khẩn cấp xin 100.000 liều Molnupiravir
  8. Sở Y tế TP.HCM kiến nghị khẩn rút ngắn thời gian cách ly tập trung
  9. 100.000 trẻ Thủ Đức tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 25/10
  10. Khỏi Covid sau 61 ngày thở ECMO, viện phí hơn 2,3 tỷ đồng
  11. TP.HCM dồn tổng lực dập dịch Covid-19 trong 7 ngày cuối giãn cách
  12. TP HCM xét nghiệm khẩn tất cả bệnh viện trong đêm
  13. TP HCM tái lập các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ
  14. TP HCM cách ly người đến từ 13 điểm có Covid ở Sapa
  15. 34 trường hợp ở TP.HCM tiếp xúc ca nghi mắc COVID-19 có kết quả âm tính
  16. Người về TPHCM từ các vùng dịch phải cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm
  17. Ngành giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn
  18. Xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự ca bệnh “siêu lây nhiễm” 2899 ở Hà Nam
  19. Kết quả xét nghiệm Covid-19 hơn 1.500 trường hợp ngẫu nhiên ở TP HCM
  20. Thủ tướng: “Chỉ một người lơ là, cả xã hội vất vả”
  21. TP.HCM cách ly tập trung người đến từ 2 xã thuộc Hưng Yên, Hà Nam
Video và Bài nổi bật