Cùng tiêm nhiều vắc-xin Covid-19, tại sao nước “êm”, nước “mệt”?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vắc-xin Covid-19 giúp giảm tỉ lệ t‌ử von‌g do biến thể Delta gây ra nhưng một số nước ghi nhận tỉ lệ t‌ử von‌g cao hơn những nước khác.
Cùng tiêm nhiều vắc-xin Covid-19, tại sao nước “êm”, nước “mệt”?
Vắc-xin giúp nhiều nước giảm tỉ lệ t‌ử von‌g Covid-19 xuống mức thấp nhất. Ảnh: Bloomberg

Bloomberg dẫn số liệu của Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ) cho biết các nước như Đức, Đan Mạch và Anh ghi nhận số ca t‌ử von‌g Covid-19 giảm còn 1/10 so với mức đỉnh trước đó. Tuy nhiên, ở Israel, Hy Lạp và Mỹ, số ca t‌ử von‌g Covid-19 dù có giảm nhưng vẫn ở tỉ lệ 1/2 so với mức đỉnh gần nhất.

Một trong những lý do dẫn đến kết quả khác biệt trên, đó là tỉ lệ phủ vắc-xin. Tháng 12 năm ngoái, Anh quyết định kéo dài thời gian tiêm vắc-xin Covid-19 giữa mũi 1 và mũi 2 lên 12 tuần đối với vắc-xin AstraZeneca - do Trường ĐH Oxford kết hợp với hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) phát triển. Điều này giúp nhiều người được tiêm mũi 1 trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin chưa dồi dào.

Đan Mạch và Đức cũng giãn thời gian tiêm giữa 2 mũi lên 12 tuần đối với vắc-xin AstraZeneca ở Đức và 6 tuần đối với vắc-xin Pfizer-BioNTech ở Đan Mạch. Nhờ vậy, hệ thống miễn dịch của người được tiêm đã chống lại virus SARS-CoV-2 hiệu quả hơn, qua đó giảm tỉ lệ t‌ử von‌g.

"Đó là một thí nghiệm tự nhiên về miễn dịch học. Hệ thống miễn dịch của một người có thể được tăng cường nếu họ tiêm mũi thứ 2 sau khi đợi mũi 1 phát huy tác dụng hoàn toàn" - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm tại Trường ĐH Minnesota (Mỹ) Michael Osterholm giải thích.

Về trường hợp của Mỹ và Israel, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Hitoshi Oshitani tại Trường ĐH Tohoku (Nhật Bản) cho rằng 2 nước này vô tình bị yếu thế trước Delta do tiêm chủng quá sớm trước khi biến thể này xuất hiện.

Một nghiên cứu xác nhận trong 2 nhóm người tiếp xúc với biến thể Delta, nhóm được tiêm vắc-xin cách đó 5 tháng có tỉ lệ "nhiễm đột phá” (các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và qua hơn 14 ngày để tạo miễn dịch tối ưu nhưng vẫn mắc Covid-19) cao hơn hơn 50%.

Đã có nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ của vắc-xin Pfizer-BioNTech giảm mạnh sau khi tiêm mũi thứ 2 sáu tháng. Vì vậy, nhiều nước đang lên kế hoạch tiêm mũi thứ 3 tăng cường cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Ngược lại, các nước châu Âu khởi động chiến dịch tiêm chủng chậm hơn, chỉ một thời gian ngắn trước khi biến thể Delta hoành hành, nên đạt hiệu quả vắc-xin cao hơn.

Kể từ khi triển khai tiêm chủng vào đầu năm nay, Đan Mạch không ghi nhận đợt bùng phát Covid-19 mới và đã dỡ bỏ tất cả hạn chế Covid-19 trong nước từ đầu tháng 9. Các quan chức địa phương nói rằng việc tập trung tiêm vắc-xin cho người cao tuổi đã giúp tỉ lệ t‌ử von‌g giảm mạnh.

Ưu tiên nhóm người cao tuổi cũng giúp Nhật Bản tránh được làn sóng chết chóc do biến thể Delta gây ra. Nước này hiện đã tiêm vắc xin cho khoảng 90% cư dân trên 65 tuổi. Hiệu quả được chứng minh vào tháng 8 khi số ca t‌ử von‌g giảm 43% so với mức đỉnh trước đó.

Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng từ những đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên đã giúp một số nơi chống chọi biến thể Delta tốt hơn, trong đó điển hình là các nước châu Á. Tại Nam Mỹ, khu vực bị tàn phá bởi các biến thể Gamma và Lambda vào đầu năm nay, tác động từ biến thể Delta không cao, có khả năng do các đột biến virus trước đó tạo ra mức độ miễn dịch, sau đó được tăng cường bởi vắc-xin.

Một sự khác biệt khác là hành vi của người dân. Rõ ràng nếu những người chưa được tiêm chủng ở một nước vẫn hoạt động như bình thường sẽ có nguy cơ mắc và t‌ử von‌g cao hơn những người chưa được tiêm chủng ở một nước khác nhưng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa.

Theo GS sinh học Natalie Dean đến từ Trường ĐH Emory (Mỹ), tồn tại nhiều yếu tố khiến hiệu quả vắc-xin không đồng đều ở các khu vực khác nhau. Ngay cả những nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao, biến thể Delta có thể khiến các trường hợp mắc Covid-19 tăng đột biến.

Không có gì đảm bảo rằng các nước báo cáo tỉ lệ t‌ử von‌g Covid-19 thấp cho đến nay có thể duy trì thành tích này. Nhưng chúng ta có thể rút ra bài học từ đợt triển khai tiêm chủng toàn cầu lớn và tham vọng nhất trong lịch sử.

Giám đốc viện miễn dịch học tại Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ) John Wherry nói: "Chúng tôi đã học hỏi được nhiều thứ vào năm ngoái, về sự miễn dịch của con người và phản ứng của con người đối với vắc-xin, hơn những gì chúng ta có thể học hỏi được trong nhiều thập kỷ trước đây".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật