Cách cha mẹ có thể dạy trẻ nói lời xin lỗi

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giúp con nhận ra sai lầm và biết cách xin lỗi chân thành là một trong những bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ.
Cách cha mẹ có thể dạy trẻ nói lời xin lỗi
Ảnh minh họa

Dạy con thời điểm nên xin lỗi: Thật khó để bắt một đứa trẻ nhỏ hiểu được đâu là đúng, đâu là sai. Điều quan trọng cha mẹ nên đưa 2 khái niệm này vào nhận thức của trẻ càng sớm càng tốt. Bạn có thể giải thích ý nghĩa của lời xin lỗi và nói rằng con nên xin lỗi khi mắc lỗi. Khuyến khích trẻ đồng cảm để nhận ra hành động sai trái của mình, chẳng hạn hỏi con sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn khác làm điều tương tự với mình.

Dạy con xin lỗi đúng cách: Lời xin lỗi thành thật không phải chỉ được nói ra. Cha mẹ nên dạy con khi xin lỗi phải đứng thẳng, đứng yên, mắt nhìn thẳng để thể hiện sự chân thành. Bạn nên khuyến khích trẻ nói thêm lý do phải xin lỗi để người nghe biết trẻ hiểu rằng con đã làm gì sai. Con cũng có thể kết thúc lời xin lỗi bằng lời hứa sẽ không tái phạm. Ảnh: Todaysparent.

Giúp trẻ đối phó với cảm xúc của mình: Thông thường, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti khi phải nói lời xin lỗi. Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện, giảng giải để con hiểu tại sao bạn yêu cầu như vậy và tại sao trẻ không nên cảm thấy xấu hổ. Hãy để trẻ biết rằng việc chấp nhận lỗi lầm của một người cần có dũng khí. Ảnh: Familyeducation.

Cha mẹ đứng trung lập: Cha mẹ không nên quá bảo vệ hay đổ lỗi cho hành động của con mình hoặc đứa trẻ kia. Khi trẻ "tố cáo", bạn sẽ nghe rất nhiều câu như "Cậu ấy đã làm điều đó" hoặc "Cậu ấy đã đánh cháu trước"... Cố gắng giữ bình tĩnh trong những tình huống như vậy, giải thích cho chúng hiểu rằng cả hai bên đều góp phần vào việc tranh cãi và phải xin lỗi nhau. Ảnh: Steptohealth.

Hãy để trẻ tự xin lỗi theo cách riêng: Đôi khi trẻ có thể không muốn xin lỗi vào lúc đó. Trong trường hợp này, tốt hơn là cha mẹ nên cho con có thời gian bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trước khi xin lỗi. Trẻ cũng có thể xin lỗi theo cách riêng của mình, chẳng hạn ôm, tặng hoa, hoặc thậm chí viết giấy. Điều quan trọng hơn là con phải sẵn sàng nói lời xin lỗi và hiểu được lỗi của mình. Ảnh: Parenting.

Nói về hậu quả của việc không xin lỗi: Nếu trẻ không chịu nói xin lỗi, cha mẹ cần nói với con về hậu quả mà trẻ phải đối mặt vì hành vi của mình. Bạn có thể nói rằng người bạn của trẻ có thể sẽ không nói chuyện hay chơi cùng con nữa. Ảnh: Brainstudy.

Nhớ thể hiện tình yêu: Cha mẹ nên nhớ rằng khi trẻ làm sai điều gì đó, đừng bao giờ để con cảm thấy không được yêu thương. Việc ép buộc trẻ phải xin lỗi chỉ khiến bé cảm thấy xấu hổ và tức giận hơn. Vì vậy, điều tốt nhất bạn có thể làm là kiên nhẫn khiến trẻ hiểu lỗi của mình và giúp con tìm ra cách giải quyết. Ảnh: Parentingfirstcry.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật