Sáng 15/10: TP.HCM chưa thể “bình thường mới” trong tháng 11; vì sao phòng gym, massage, xe ôm chưa được mở lại ở Hà Nội?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TP.HCM chưa thể nới lỏng thêm các hoạt động như Hà Nội; chuyên gia giải thích lý do Hà Nội vẫn chưa cho phòng gym, massage hoạt động trở lại... là thông tin được quan tâm.
Sáng 15/10: TP.HCM chưa thể “bình thường mới” trong tháng 11; vì sao phòng gym, massage, xe ôm chưa được mở lại ở Hà Nội?
Ảnh minh họa

GiadinhNet - Gần 100 người từ Long An tự phát về quê đã gặp bất ngờ lớn khi đến TP HCM, Hà Nội cho phép ăn tại quán, thông tin về hoạt động của ca sĩ Thủy Tiên tại tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh... được nhiều người quan tâm.

TP.HCM chưa thể "bình thường mới" trong tháng 11

Bí thư Thành ủy TP.HCM trao đổi với báo chí.

Trong vòng nửa tháng qua, tình hình dịch COVID-19 tại địa bàn TP.HCM đã có nhiều tín hiệu khả quan rõ nét so với quãng thời gian dài trước đó. Cùng với những điểm sáng ấy, thành phố đông dân nhất cả nước đã từng bước mở lại các hoạt động, tính toán các phương án, lộ trình tiến tới trạng thái "bình thường mới" từ cuối tháng 9.

Tuy nhiên, các vị lãnh đạo Thành ủy và UBND TP.HCM đều bày tỏ những lo ngại nhất định về diễn biến và sự phức tạp của dịch COVID-19 trong tương lai. Việc trở lại trạng thái "bình thường" hay "bình thường mới" là mong muốn và nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Tuy nhiên, thành phố cần những lộ trình, tính toán cụ thể và đảm bảo an toàn.

"Hằng ngày, những thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên thế giới làm tôi rất băn khoăn. Nhiều nước có hệ thống khoa học, dự báo, dân trí ở trình độ cao nhưng phải liên tục thay đổi các biện pháp", ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ.

Trong ngắn hạn trước mắt, TP.HCM chưa thể quay lại trạng thái "bình thường mới" (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết: So với những tháng trước, tình hình dịch COVID-19 tại thành phố đã được cải thiện nhiều. Kết quả ấy được thể hiện qua các chỉ số liên quan đến dịch tễ được kiểm soát, kéo giảm.

"Với trải nghiệm của tôi trong thời gian chống dịch tại thành phố và kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, chúng ta chưa thể nói trước được điều gì. Tình hình của thành phố đã được cải thiện, nhưng đã bền vững chưa hay đã trở lại trạng thái bình thường mới được chưa, thì chưa đưa ra được mốc thời gian cụ thể", Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.

tiêm trước vaccine COVID-19 cho trẻ 16-17 tuổi trong tháng 10, không tiêm trộn

tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội

Ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur.

Bộ Y tế cho biết tới đây Bộ Y tế sẽ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vaccine có công nghệ sản xuất khác nhau (vaccine mRNA, vaccine bất hoạt...). Một số loại vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em.

Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy vaccine có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người lớn và người cao tuổi. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em.

Để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vaccine phòng COVID-19, theo kinh nghiệm sử dụng của một số quốc gia, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh/thành triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, cụ thể, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Về loại vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế đề nghị sử dụng vaccine đã được Bộ phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.

Các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Cùng đó, Sở Y tế các tỉnh/thành phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.

Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này) theo mẫu ban hành kèm theo Công văn này.

Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vaccine sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bộ Y tế đề nghị các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur xây dựng tài liệu, lập kế hoạch tập huấn và hướng dẫn việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi cho các tỉnh, thành phố theo địa bàn phân công phụ trách đối với các loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho lứa tuổi này.

Tổ chức dạy và học trực tiếp tại vùng kiểm soát dịch COVID-19 từ tháng 10

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nêu rõ việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10 năm 2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại phù hợp với diễn biến dịch bệnh.

Chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan liên quan tiếp tục sản xuất, phát sóng các chương trình dạy học trên truyền hình và nền tảng số; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện.

Phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, có giải pháp cụ thể, hiệu quả, quan tâm hơn đến công tác tuyển sinh hệ cao đẳng; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em", bảo đảm đúng đối tượng, hỗ trợ thiết thực cho học sinh, sinh viên khó khăn có đủ điều kiện học tập trực tuyến.

Vì sao phòng gym, massage chưa được mở lại ở Hà Nội?

Hà Nội mới cho phép các hoạt động thể thao ngoài trời, còn phòng gym vẫn phải tạm dừng. Ảnh: Đức Anh.

Theo Công điện 21 của Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh, một số dịch vụ, hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí đã được TP cho phép mở cửa trở lại như bảo tàng, công viên, khách sạn; quán ăn, uống được bán tại chỗ.

Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke, quán bar, phòng gym vẫn chưa được mở lại. PGS.TS Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) bày tỏ đồng tình với quan điểm của Hà Nội về vấn đề này.

Theo ông Nga, các dịch vụ được Hà Nội ưu tiên mở trước đều đảm bảo tương đối an toàn so với các quy định, điều kiện về công suất phục vụ, giãn cách và tấm chắn. Tuy nhiên, đối với cơ sở gym, massage, là các loại hình dịch vụ phải hoạt động trong phòng kín và không có gió lưu thông, nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Bên cạnh đó, khi tập gym, c‌ơ th‌ể đào thải nhiều mồ hôi, hệ hô hấp làm việc nhiều, cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Về việc xe ôm, xe ôm công nghệ vẫn chưa được hoạt động. ông Vũ Văn viện - giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết: UBND TP Hà Nội chưa cho xe 2 bánh chở khách như xe ôm, xe ôm công nghệ hoạt động trở lại vì loại hình vận tải này hoạt động không đảm bảo nguyên tắc 5K.

Đồng thời hoạt động chở khách bằng xe máy cũng khó truy vết khi có tình huống liên quan đến F0. Do vậy đề xuất tại thời điểm này chưa cho phép hoạt động trở lại.

Sáng 14/10, nhiều chuỗi cà phê như Highlands, Aha... ở Hà Nội đông khách trong ngày đầu mở cửa bán tại chỗ. Khách hàng được yêu cầu giãn cách theo đúng quy định của thành phố.

Người lao động được sử dụng ô tô cá nhân đi lại giữa Đồng Nai và TP.HCM

Tỉnh Đồng Nai tổ chức đón người dân Đồng Nai có nguyện vọng về từ TP.HCM

Ngày 14/10, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản thống nhất với UBND TP.HCM xung quanh việc người lao động đi lại làm việc giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.

Trong tình hình mới, hai tỉnh, thành đã thống nhất bổ sung nội dung người lao động có thể di chuyển giữa TP.HCM và Đồng Nai bằng ô tô cá nhân, theo phương án mà TP.HCM đưa ra ngày 1/10.

Quy định mới kèm điều kiện người trên ô tô cá nhân đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin ngừa Covid- 19 loại tiêm 2 mũi sau 14 ngày hoặc là F0 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng, bên cạnh đó phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày.

Theo đó, việc thay đổi trong tổ chức cho người lao động đi lại giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai sẽ bắt đầu khi UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả".

Trước đó, TP.HCM và Đồng Nai đã liên tục phối hợp tổ chức việc đi lại của người lao động giữa 2 tỉnh, thành theo từng diễn biến tình hình trong phòng, chống dịch bệnh. Những ngày qua, người lao động chỉ được di chuyển giữa 2 tỉnh, thành bằng ô tô tổ chức đưa đón.

Hành khách đi xe buýt, vận tải công cộng vào Hà Nội cần những thủ tục gì?

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine phòng COVID-19, tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn: Phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID- 19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19);

Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô;

Tuân thủ "Thông điệp 5K"; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật