Những người đánh cược tính mạng với “hà bá”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cứu người, tìm kiếm, vớt nạn nhân bị t‌ử von‌g tại các sông suối, ao hồ là công việc của những người lính cứu hộ, cứu nạn Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bắc Giang. Họ đã dũng cảm, vượt qua hiểm nguy đánh cược tính mạng với “hà bá”để ứng cứu hay tìm th‌i th‌ể những nạn nhân xấu số.
Những người đánh cược tính mạng với “hà bá”
Công việc tìm kiếm th‌i th‌ể nạn nhân trên sông gặp nhiều nguy hiểm.

Áp lực nặng nề, hiểm nguy cận kề

Sáng, trưa, chiều, tối, thậm chí đêm khuya, vào bất kể thời gian nào khi nhận được thông tin trên địa bàn tỉnh có người đuối nước, chưa tìm thấy th‌i th‌ể, cần được hỗ trợ là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đội cứu nạn, cứu hộ (14 người) thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ lại tức tốc lên đường làm nhiệm vụ. Bên cạnh xe chỉ huy, xe cứu hộ, cứu nạn, Tiểu đội còn mang theo nhiều thiết bị như: Bộ đồ lặn, dây thừng, áo phao, xuồng bơi, mặt nạ, bình khí và rà câu.

Bốn năm công tác tại đơn vị, Thiếu úy Nguyễn Văn Cường trầm ngâm nhớ lại công việc của mình. Sinh năm 1996, quê ở xã Xuân Hương (Lạng Giang), ban đầu khi thấy Cường bơi lặn giỏi để tìm kiếm th‌i th‌ể chìm dưới nước, nhiều người nghĩ Cường biết bơi từ bé. Nhưng không phải, gần 20 tuổi, khi bắt đầu đi học hệ Trung cấp Đại học PCCC, Cường mới học bơi. 

Vậy mà 4 năm qua, Cường đã tham gia vớt gần 40 th‌i th‌ể. Trong số đó có người lỡ chân trượt ngã, người đi tắm không may bị đuối nước, cũng có người T.T, gieo mình xuống dòng nước lạnh lẽo để rồi bỏ lại cả gia đình, người thân. Cường kể, ám ảnh nhất là khi vớt xác trẻ em, T.Tâm vô cùng. 

Những chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh.

Chiều 24/8 vừa qua, nhận được thông tin tại sông Cầu thu‌ộc đị‌a phận xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) có 5 học sinh (cùng SN 2008) đi chơi rồi xuống sông tắm. Một cháu gặp dòng nước xoáy không may bị cuốn ra giữa sông rồi chìm nghỉm, mọi người xuống mò nhưng không thấy nên đã liên hệ với đơn vị. Ngay lập tức 1 xe chỉ huy, 1 xe cứu nạn, cứu hộ và 15 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Tuyến đường dài tới 25 km, có đoạn khoảng 3 km đường nhỏ, không được cảnh giới, lại bị chặn bởi 2 cột bê tông nên việc tiếp cận hiện trường mất khá nhiều thời gian. 

Anh em phải nhờ người dân hỗ trợ bằng xe máy để chuyển thiết bị, dụng cụ cứu hộ xuống bờ sông. Thời gian triển khai vào buổi tối, nhiều tàu thuyền qua lại, mực nước sông chảy xiết, sâu và xoáy gây rất nhiều khó khăn. Hôm đó, Cường xung phong lặn xuống, đảo đi đảo lại 3 lượt quanh khúc sông mà Cường dự đoán th‌i th‌ể sẽ quẩn quanh, sử dụng thiết bị rà câu thấy vướng vật gì đó nằng nặng.

Theo kinh nghiệm, Cường từ từ kéo lên, thiết bị mắc vào chiếc quần nạn nhân. Đến gần 20 giờ, th‌i th‌ể học sinh Trần Văn H được tìm thấy trong sự bàng hoàng của tất cả những có mặt bên bờ sông tối hôm ấy. “H mới 13 tuổi, nhìn th‌i th‌ể trong tư thế đang chới với, thật xót xa vô cùng”- Cường ngậm ngùi.

Do đặc thù công việc, những chiến sĩ trong Tiểu đội “vớt xác” đều là nam giới, trẻ tuổi, khỏe mạnh, có tinh thần thép và chưa… lấy vợ. Tôi nhìn vào danh sách: Hạ sĩ Đào Văn Mạnh (SN 1997) ở thị trấn Bố Hạ (Yên Thế); Hạ sĩ Vũ Quốc Bảo (SN 1999) ở xã Thanh Luận (Sơn Động); Hạ sĩ Bùi Văn Trường (SN 2000) ở xã Trường Sơn (Lục Nam); Hạ sĩ Phùng Văn Phòng (SN 1998), xã Bắc Lý (Hiệp Hoà); Hạ sĩ Đặng Văn Thái (SN 2001), xã Mai Đình (Hiệp Hoà)… đều là những thanh niên rắn rỏi. 

Một chiến sĩ uống nước mắm trước khi lặn xuống sông tìm kiếm nạn nhân.

Qua trò chuyện được biết, cuộc chiến với thủy thần để vớt th‌i th‌ể không hề đơn giản. Trên thực tế, tìm kiếm th‌i th‌ể đuối nước có độ rủi ro rất cao. Công việc đòi hỏi các chiến sĩ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể và phải trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt. Mỗi lần lặn xuống nước, đeo trên người 8 cục chì (tương đương 20 kg) nhưng đôi khi vẫn bị dòng nước cuốn trôi, vô cùng nguy hiểm, nhất là gặp những chỗ dòng xoáy, nước chảy xiết. 

Vào mùa lạnh, anh em còn phải uống nước mắm ngăn cho máu khỏi bị đông gây tắc mạch. Mò ở dưới nước hoàn toàn tối om, đi theo đường rích rắc, đảo đi đảo lại nhiều lần nếu không cẩn thận dễ va vào ghềnh đá, chân vịt tàu thuyền. Hay như gặp phải những bãi hút cát, nước chảy xiết tạo thành những lạch rất nguy hiểm khi lặn. Nếu non kinh nghiệm dễ dẫn đến chính bản thân lại trở thành nạn nhân. Tai biến mạch máu có thể xảy ra ngay dưới môi trường nước. Đưa được th‌i th‌ể lên bờ, anh em mặc dù rất mệt mỏi, vất vả lại phải thu dọn ngay dụng cụ.

Mang lại chút an ủi cuối cùng

“Nghĩa tử là nghĩa tận. Chúng tôi làm công việc này chỉ với mong muốn mang lại chút an ủi cho thân nhân người đã mất"- Thượng tá Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ tâm sự. "Thế nên cho dù là vì nguyên nhân gì, vất vả, khó khăn, hiểm nguy thế nào, cán bộ, chiến sĩ cũng phải cố gắng hết sức. Chúng tôi sẽ thay người thân của những người không may t‌ử nạ‌n dưới nước đưa th‌i th‌ể họ lên bờ, bàn giao cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và gia đình". 

Theo quy định mới, từ năm 2018, lực lượng cảnh sát PCCC ngoài tham gia cứu người và tài sản khi xảy ra cháy thì có thêm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trong cả những trường hợp tai nạn giao thông, đuối nước.

 

 

Trong 4 tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra chục vụ đuối nước trên sông, hồ mà cán bộ, chiến sĩ của phòng trực tiếp tham gia tìm vớt th‌i th‌ể. Trong đó có 3 nạn nhân T.T, 4 nạn nhân đi tắm sông, 1 nạn nhân ở Lục Ngạn lái xe chở đất bị lật ở khu vực cảng Mỹ An, còn lại do trượt chân ngã xuống hồ đập như trường hợp ở huyện Yên Thế.

Theo thống kê, chỉ trong 4 tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra chục vụ đuối nước trên sông, hồ mà cán bộ, chiến sĩ của phòng trực tiếp tham gia tìm vớt th‌i th‌ể. Trong đó có 3 nạn nhân T.T, 4 nạn nhân đi tắm sông, 1 nạn nhân ở Lục Ngạn lái xe chở đất bị lật ở khu vực cảng Mỹ An, còn lại do trượt chân ngã xuống hồ đập như trường hợp ở Yên Thế.

Làm việc lâu năm nhưng lần đầu tiên và nhiều lần sau đó chứng kiến cảnh người chết đuối được vớt lên, Trung tá Giáp Ngọc Huyên, Phó Đội trưởng vẫn bị ám ảnh. Bởi lẽ hầu hết những trường hợp khi đơn vị nhận được thông tin thì nạn nhân đã t‌ử von‌g, người nhà chưa thể tìm thấy th‌i th‌ể nên mới trình báo cơ quan chức năng mong được hỗ trợ. Mỗi lần vớt xác, nhìn người chết sợ lắm, không ăn không ngủ được nhiều ngày. T.Tâm nhất là những trẻ em bị đuối nước. 

Sau dần thành quen, hơn chục năm làm công việc này, anh Huyên không nhớ rõ mình đã tham gia vớt bao nhiêu trường hợp. Chỉ biết rằng mỗi lần vớt được một th‌i th‌ể là như được chia sẻ với gia đình nạn nhân xấu số. Những lần không tìm được xác, ra về trong lòng ai cũng trĩu nặng. 

Đó là vụ việc nam thanh niên Trần Văn M (SN 2003), trú tại thị trấn Phồn Xương (Yên Thế) và anh Đặng Văn Th (SN 1989) ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) bị đuối nước trên sông Thương chiều 14/8 đoạn khu vực cầu Bến Hướng, địa phận thôn Phú Giã, xã Song Mai (TP Bắc Giang). 

Sau gần 1 tiếng đồng hồ tìm kiếm, lực lượng cứu nạn, cứu hộ chỉ vớt được th‌i th‌ể anh M. Còn th‌i th‌ể anh Th đến ngày hôm sau vẫn chưa tìm thấy. Hay như anh Trần Văn S (SN 1985) ở thị trấn Chũ (Lục Ngạn) được tìm thấy sau 4 ngày mất tích khi tắm hồ Cấm Sơn.

Mặc dù có tinh thần thép nhưng việc liên tục tận mắt chứng kiến, vớt th‌i th‌ể nạn nhân trong nhiều trạng thái, tư thế khác nhau thì người vớt xác dù có gan dạ đến mấy cũng không tránh khỏi ám ảnh. Để trấn an tinh thần, trước khi làm việc, cán bộ, chiến sĩ thường cầu nguyện những điều tốt đẹp. Trong khả năng có thể cố gắng làm sao khi mò thấy, vớt lên th‌i th‌ể còn nguyên vẹn. Công việc khiến ai cũng sợ này nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật